Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
10:41 23/02/2024
Người Dao đỏ ở Điện Biên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ cưới ở Huổi Sâu.
Mục lục
Đồng bào dân tộc Dao đỏ sinh sống thành bản ở Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên từ lâu đời. Mặc dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa với các dân tộc khác nhưng người Dao đỏ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, đám cưới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng nhất trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Dao đỏ nơi đây.
Nghi lễ trong đám cưới chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử của đồng bào dân tộc. Sau khi đôi trai, gái tìm hiểu, tiến tới hôn nhân, gia đình sẽ nhờ thầy mo xem ngày lành, tháng tốt để tổ chức. Tùy thuộc vào năm sinh của cô dâu, chú rể mà thầy mo sẽ định ngày cũng như giờ để đưa dâu, nhận dâu; nhưng thường là giờ Dần, giờ Mão khi mặt trời vẫn chưa ló rạng.
Trong ngày tổ chức lễ cưới, từ 4h sáng mọi người tham gia đưa dâu đã tập trung tại nhà gái, chuẩn bị, sắp xếp quần áo, tư trang cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng. Cô dâu sẽ mặc trang phục truyền thống đặc trưng, đội lên đầu chiếc mũ rộng vành với màu đỏ là chủ đạo được tạo hình từ tre, bao bọc bởi vải thổ cẩm, cùng các quả bông nhiều màu sắc nhằm che đi khuôn mặt của cô dâu trước khi làm lễ xong và được gặp mặt chú rể.
Sau khi đoàn đưa dâu đến cổng nhà trai, sẽ được đón bằng đội nhạc lễ của người Dao gồm: Kèn, trống, chiêng, chũm chọe. Đến nhà trai, đoàn đưa dâu phải đợi giờ tốt mới được vào nhà, thầy mo sẽ làm lễ cúng giải hạn cho cô dâu mới về nhằm cầu mong mọi chuyện thuận lợi, người nhà không ốm đau, bệnh tật, cây trồng, vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Khi đã làm lễ giải hạn cho cô dâu xong, thì đến lễ cưới chính thức, thầy cúng báo cáo tổ tiên, làm lễ giao bôi gắn kết cho chú rể và cô dâu.
Kết thúc lễ, cô dâu, chú rể sẽ đi từng bàn để mời nước, thuốc, rượu, thịt cho khách đã đến dự và chung vui. Sau khi mời xong, trong tiếng cười nói, chúc tụng của mọi người, cô dâu và chú rể sẽ đi từng bàn xin một chút rượu, một chút thịt. Đây được coi như đón nhận lời chúc phúc của mọi người đến cô dâu và chú rể.
Nghi lễ cưới của người Dao đỏ sẽ diễn ra trong 2 ngày, một ngày ở bên nhà gái, nhà gái chuẩn bị một bữa cơm tối thịnh soạn mời dân bản, quan khách. Những người tham dự bữa cơm sẽ phải có mặt để đưa dâu về nhà chồng vào sáng hôm sau. Bên nhà trai cũng chuẩn bị 2 bữa cơm, trong đó bữa sáng (bữa phụ) để cảm ơn đoàn đưa dâu từ nhà gái sang. Còn bữa chính sẽ diễn ra vào buổi tối cùng ngày.
Từ tờ mờ sáng, mọi người trong bản đã tập trung tại nhà cô dâu chuẩn bị cho lễ đưa dâu
Cô dâu mặc trang phục truyền thống và đội trên đầu mũ rộng vành được làm từ tre
Chuẩn bị đưa dâu về nhà chồng, cô dâu phải che kín mặt bởi các lớp khăn thổ cẩm được thêu bằng tay
Đoàn đưa dâu khi trời chuẩn bị sáng
Bà mai (mối) dìu, dắt, hướng dẫn cô dâu trong suốt lễ cưới
Đến cổng nhà trai, đoàn đưa dâu được đón bằng đội nhạc lễ truyền thống của dân tộc Dao trong lúc chờ đến giờ làm lễ
Thầy mo làm lễ cúng giải hạn cho cô dâu
Cúng giải hạn xong là lễ chính thức báo cáo tổ tiên
Khi báo cáo tổ tiên xong, cô dâu chú rẻ uống chén giao bôi - kết duyên tình phu thê
Cô dâu và chú rể mời thuốc, mời nước đến từng vị khách
Đại diện gia đình nhà trai cùng chủ sự lễ cưới dặn dò con dâu, con trai những điều cần làm, cần tránh khi chung sống với nhau
Sau khi ra mắt và hoàn thành lễ cưới xong, cô dâu và chú rể sẽ đi từng bàn xin một chút rượu, thịt như đón nhận sự chúc phúc ấm no, may mắn của mọi người
Kết thúc lễ cưới, chú rể mới được mở tấm vải, tháo mũ để gặp mặt cô dâu.
Sau 5 giờ đồng hồ căng thẳng, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Vinmec Phú Quốc đã thực hiện thành công ca phẫu thuật bóc tách u màng não vùng đỉnh trái cho một du khách đến từ Hà Nội.
Khoảng 18 giờ 20 phút ngày 11/7, tại khu vực kiệt 32 đường Nguyễn Phúc Chu (thành phố Huế), một vụ án nghiêm trọng đã xảy ra khiến một người thiệt mạng.
Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với số ca nhập viện do sốt xuất huyết (SXH) ở mức báo động đỏ không chỉ về số lượng mà cả số ca bệnh tăng nặng bất thường. Ngành y tế thành phố quyết liệt triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12-7, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng Đông Bắc Bộ, phía Tây Phú Thọ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to.
Giá dầu thế giới tăng hơn 2% khi các nhà đầu tư đánh giá triển vọng thị trường đang thắt chặt, cùng với căng thẳng xoay quanh chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Giá vàng hôm nay (12-7): Vàng miếng và vàng nhẫn trong nước tiếp tục tăng giá. Thị trường vàng thế giới ghi nhận phiên tăng giá thứ tư liên tiếp, khi nhiều nhà đầu tư chọn kim loại quý như kênh trú ẩn an toàn trước những yếu tố bất định của kinh tế toàn cầu.
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chiều 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Chiều 11/7, Công an tỉnh Đồng Nai thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã tạm giữ hình sự nghi can Hoàng Thành Công (20 tuổi, quê tỉnh Gia Lai) để điều tra làm rõ hành vi giết người, cướp tài sản.
Trong sáng 11-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội đã khẩn trương xác minh và xử lý trường hợp xe ô tô khách quay đầu trái phép tại đầu cầu Thăng Long, gây mất an toàn giao thông.