Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Anh hùng lao động, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch

Tran Huy
Sáng 6/5, tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã diễn ra Lễ kỷ niệm 115 năm ngày sinh Anh hùng lao động, cố Bộ trưởng Y tế, nhà khoa học lỗi lạc, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (7/5/1909-7/5/2024).
Trước buổi lễ, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến dâng hương tưởng niệm cố bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tại Phòng truyền thống Bệnh viện Phổi Trung ương.
Trước buổi lễ, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến dâng hương tưởng niệm cố bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tại Phòng truyền thống Bệnh viện Phổi Trung ương.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng đã ôn lại những cống hiến và hy sinh to lớn của vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành y tế Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế bày tỏ tấm lòng thành kính tri ân sâu sắc nhất, tưởng nhớ công lao to lớn của vị Bộ trưởng đầu tiên - bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - người đã tận hiến cả tâm hồn, sức lực, tài năng, trí tuệ, thậm chí hy sinh cả hạnh phúc riêng vì sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là những cống hiến, những tư tưởng định hướng xuyên suốt mọi thời đại đối với chuyên ngành lao và Bệnh phổi Việt Nam.

Thứ trưởng chia sẻ: "Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Y tế đầu tiên, người có công phát triển nền y học Việt Nam hiện đại. Ông là người Thầy đáng kính của nhiều thế hệ cán bộ y tế Việt Nam, nhà khoa học lỗi lạc trong quản lý ngành y tế, quản lý sức khỏe cộng đồng, chuyên ngành lao và bệnh phổi".

Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhắc lại 5 phương châm, nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng và phát triển ngành của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch vẫn còn nguyên giá trị, đó là: Kết hợp chặt chẽ chính trị với chuyên môn; Tư tưởng với tổ chức; Phòng bệnh với chữa bệnh; Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, Y với dược, đông y với tây y trong công tác phòng và chữa bệnh; Luôn nêu cao phương châm phòng bệnh, coi phòng bệnh là nhiệm vụ chính trong công tác bảo vệ sức khỏe.

Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Anh hùng lao động, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch ảnh 1

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm.

Cũng tại buổi lễ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình chống Lao quốc gia, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng cho rằng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một nhà khoa học của nhân dân, vì nhân dân, là người lãnh đạo tài năng về khoa học quản lý ngành y tế, quản lý sức khỏe cộng đồng, quản lý chuyên ngành lao và bệnh phổi.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã nêu quan điểm của tư duy lồng ghép có tính xuyên suốt của chuyên ngành, đó là: "Chỉ có nắm vững tình hình bệnh phổi trong nước mới chẩn đoán bệnh lao ít sai lầm" và việc nghiên cứu và thực hành lâm sàng bệnh lao không thể tách rời các bệnh phổi.

Trong suốt 59 năm cuộc đời mình, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch luôn là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, đạo đức cách mạng và là người Thầy thuốc hết lòng vì sức khỏe nhân dân.

Trưởng ban Điều hành Chương trình chống Lao quốc gia khẳng định, hơn 19.000 cán bộ phòng, chống lao trên cả nước ngày nay sẽ không ngừng học tập tấm gương đạo đức cũng như những tư tưởng vượt thời gian của người Thầy Tài đức lưu quang.

Trong suốt 59 năm cuộc đời mình, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch luôn là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, đạo đức cách mạng và là người Thầy thuốc hết lòng vì sức khỏe nhân dân.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã chủ trương đem những thành tựu khoa học mới nhất của thế giới ứng dụng vào hoàn cảnh, điều kiện của nước ta, tìm những kỹ thuật thích hợp huấn luyện cho cán bộ y tế cơ sở. Năm 1965, sau 10 năm giải phóng miền bắc, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, công tác y tế có nhiều chuyển biến rõ rệt. Mạng lưới y tế nông thôn phát triển rộng khắp, tuổi thọ người dân tăng, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi, sức khỏe người dân được cải thiện.

Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Anh hùng lao động, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch ảnh 2
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn và các thế hệ lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương chụp ảnh kỷ niệm.

Trong quá trình sự nghiệp cao cả của mình, ông đã sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện chống Lao – tiền thân của Bệnh viện Phổi Trung ương ngày nay.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được xem là 1 trong những chuyên gia lớn về bệnh Lao của thế giới và Việt Nam. Ông đã có hơn 80 bài nghiên cứu về bệnh lao đã được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học ở Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ...

Từ năm 1957, ông cùng đồng nghiệp phát minh nhiều phương pháp phòng chống và điều trị bệnh lao có hiệu quả cao.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người đầu tiên đã dùng kích sinh chất Filatov tiêm vào huyệt phổi để điều trị lao có kết quả; đề xuất nghiên cứu vaccine BCG chết góp phần tích cực trong công tác phòng bệnh lao.

TRẦN LAM